Tại sao những ly vang truyền thống ở Alsace lại có chân màu xanh lá ?

Rất lâu trước khi có ly rượu vang Alsace mà chúng ta biết ngày nay, những người trồng nho ở vùng này đã sử dụng những chiếc cốc nhỏ gọi là “Rutscherle” trong quá trình nếm thử. Cốc Rutscherle có màu xanh lục và khá đục, cho phép những nhà sản xuất rượu vang che […]

Rất lâu trước khi có ly rượu vang Alsace mà chúng ta biết ngày nay, những người trồng nho ở vùng này đã sử dụng những chiếc cốc nhỏ gọi là “Rutscherle” trong quá trình nếm thử. Cốc Rutscherle có màu xanh lục và khá đục, cho phép những nhà sản xuất rượu vang che giấu vô số cặn rượu thời bấy giờ. Tuy vậy lịch sử ly rượu vang Alsace không hề dừng lại ở đó. (Ảnh 1 là hình một chiếc cốc Rutscherle được làm theo phương pháp hiện đại với thuỷ tinh trong, khác với thuỷ tinh xanh đục như ngày trước)Có thể là hình ảnh về vòng trang trí khăn ăn
Ở hình bên dưới, chiếc ly xanh này được biết đến là ly rượu vang chính thức đầu tiên của vùng Alsace được biết đến với cái tên “Roemer”, được phát minh vào thế kỉ XVII. Ly có màu xanh lục với chân rỗng bên dưới và loe ra.Không có mô tả ảnh.
Tiếp sau đó đến thế kỉ XIX, ly uống rượu vang truyền thống của vùng Alsace đã được ra đời. Rượu vang Alsace ở thời điểm này có chất lượng kém do canh tác các giống nho chất lượng thấp (hậu quả của chiến tranh liên miên và dịch rệp nho), cùng với các biện pháp can thiệp đến quy trình sản xuất nho thô sơ (chaptalisation, sulfite) dẫn đến việc rượu vang làm ra có màu xanh lục. Để che đi màu sắc không mấy đẹp mắt này, những người trồng nho ở Alsace đã nảy ra một ý tưởng: tạo ra một chiếc ly có chân màu xanh lá cây, để giả vờ rằng màu của rượu chỉ là do hiệu ứng quang học từ chân ly.Không có mô tả ảnh.
Vào những năm 1970 sau sự ra đời của ly vang tiêu chuẩn INAO, người tiêu dùng nhận thấy rõ rệt ly vang Alsace truyền thống không còn phù hợp với những loại vang tinh tế và đậm đà của khu vực này bấy giờ. Do giai đoạn cuối của chiến tranh thế giới thứ I trở đi, các vườn nho Alsace một lần nữa được phục hồi và phát triển trở lại nhờ các nhà làm rượu sản xuất vang theo tiêu chí tập trung vào chất lượng (loại bỏ các giống nho lai, gieo trồng và sản xuất các giống nho truyền thống với chất lượng cao).
Ly Alsace truyền thống với bầu ly nhỏ (không chứa đủ oxy để các hương thơm phát triển) không còn phù hợp nữa nhưng phải đến những năm 1989-1990, chiếc ly mới với cái tên “Grand Sommelier Jung” được tạo ra bởi Monique Jung (vợ của vị đầu bếp Emile Jung tại nhà hàng Crocodile ở Strasbourg) mới được ra mắt và duy trì cho đến tận ngày nay.
Bức hình bên dưới là bức hình của vị đầu bếp Emile Jung và người vợ Monique của mình đang cầm trên tay chiếc ly “Grand Sommelier” nổi tiếng và rất được ưa chuộng tại Alsace. (Ảnh vào năm 1989)
Đối với người dân Alsace, chiếc ly “Grand Sommelier” luôn là sự lựa chọn tuyệt vời cho những loại vang tinh tế đến từ vùng thánh địa vang trắng này. Tuy vậy, khi ghé thăm những căn nhà của người dân nơi đây, bạn sẽ luôn thấy trong những chiếc tủ kính đã bạc màu thời gian, một vài chiếc ly chân xanh truyền thống vẫn đang đứng đó, hiên ngang tự hào phô ra vẻ đẹp của một thời huy hoàng, nhưng vẫn ẩn sâu trong nó một giá trị rất đỗi hoài niệm.